C.hảy m.áu cam – bệnh gì?
Nguyên nhân dẫn tới việc c.hảy m.áu cam là do do các mao mạch ở cuốn mũi không bền, bị vỡ gây c.hảy m.áu. Điều này xảy ra khi : bên trong mũi bị một vết thương nhỏ, do thời tiết lạnh và khô làm các màng mũi bị khô rồi bị nứt; do dị ứng; do mũi bị va chạm mạnh, thậm chí có thể do teens “mải mê” ngoáy mũi…
C.hảy m.áu cam không thực sự đáng ngại khi nó rất ít khi xảy ra với bạn, số lượng m.áu c.hảy rất ít, nhanh hết. Tuy nhiên khi c.hảy m.áu cam thường xuyên xảy ra, kéo dài trong nhiều phút thì đó có thể là dấu hiệu không ổn về tình trạng sức khỏe của bạn.
Thiếu vitamin C: Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu lợi, vết thương chậm lành. Vì vậy, khi teens nhà mình đột ngột bị c.hảy m.áu cam thì điều đó có thể “báo hiệu” cơ thể teen đang rất cần bổ sung thêm vitamin C.
Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch m.áu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây c.hảy m.áu mũi. Các chất dịch rỉ thường xuyên được tiết ra khi mũi bị viêm dính chặt vào lớp niêm mạc khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này dẫn tới việc bạn thường xuyên ngoáy mũi gây c.hảy m.áu mũi.
U xơ vòm mũi họng: đây là một căn bệnh khá phổ biến ở lứa t.uổi dậy thì nhưng thường gặp ở teenboy nhiều hơn teengirl. C.hảy m.áu cam là một trong những biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu như: teen bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi.
Dị vật trong mũi: trong nhiều trường hợp do có các dị vật bị mắc trong mũi khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu, bị c.hảy m.áu mũi nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Một teengirl sau chuyến đi dã ngoại về nhà thường xuyên bị c.hảy m.áu mũi phải đến bệnh viện khám. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra khỏi mũi bạn gái đó một con vắt dài khoảng 4cm.
Ngoài ra, c.hảy m.áu cam còn có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác như: bệnh về m.áu (bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu), rối loạn các yếu tố đông m.áu.
Làm gì khi bị c.hảy m.áu cam?
Việc đầu tiên cần làm khi bị c.hảy m.áu cam là các bạn phải tránh các hoạt động mạnh. Thông thường mọi người hay ngửa cổ lên nhưng tư thế thích hợp nhất lại là hơi nghiêng đầu về phía trước. Vì khi bị ngửa cổ tức là bạn đang cản trở đường ra của m.áu có thể làm cho m.áu c.hảy men theo yết hầu vào dạ dày,gây ra nôn mửa khi m.áu c.hảy vào nhiều. Tiếp theo, bạn cần ngồi xuống, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Teens nên ngồi khoảng 5-10′ để m.áu ngừng chảy hẳn. Đặt một cốc kem hoặc viên đá lạnh trước hốc mũi sẽ khiến m.áu nhanh ngừng chảy hơn.
Trong trường hợp m.áu vẫn tiếp tục chảy, teens nên lấy một miếng bông gòn dài khoảng 2-3cm đã tẩm ướt để vào mũi. Các bạn nhớ ấn hai cánh mũi cho bông tiếp xúc với niêm mạc. Tốt nhất teens nên để khoảng 1-1h30′ rồi mới lấy ra. Lưu ý là các bạn phải thật cẩn thận khi lấy bông để tránh làm tổn thường mũi nhé!
Nếu m.áu c.hảy quá nhiều không thể cầm được thì teens cần đến ngay bệnh viện.
Trong những trường hợp, teens bị c.hảy m.áu cam thường xuyên, chảy nhiều trong thời gian dài thì các bạn cần phải đi khám để tìm ra được nguyên nhân chữa bệnh kịp thời.