Xí muội, quả khô chứa chất phụ gia cấm

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hầu hết các mẫu xí muội đều chứa từ 2% đến 13% chất cyclamate, một chất phụ gia nằm trong danh mục cấm của Bộ Y tế.

Ngày 11/11, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả kiểm nghiệm 6 mẫu mứt,

VietGiaiTri.Com 69b49ccequả khô, xí muội được lấy ngẫu nhiên tại chợ Bình Tây, quận 6.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng chì trong mẫu xí muội và mẫu mứt kiwi đều vượt quá giới hạn cho phép. Theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, những sản phẩm này đều không rõ nguồn gốc, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng và được bày bán ở các chợ, hoặc chia bịch nhỏ bán giá thấp tại các trường học. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh gửi công văn yêu cầu 24 quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh mứt, xí muội, quả khô trên địa bàn thành phố.

Ông Huỳnh Lê Thái Hoa, Trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hướng của Sở yêu cầu đoàn liên ngành quận, huyện tập trung hai nhóm kinh doanh một trong căn tin trường học để bảo vệ sức khỏe con em mình, hai là dọn dẹp sạch sẽ ở chợ để tránh nguồn cung cấp sản phẩm này. Khi phát hiện sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác bao bì phải tịch thu, tiêu hủy./.

Theo VOV

Trái cây khô, xí muội Trung Quốc nhiễm chì

Cơ quan An toàn thực phẩm, dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo, người tiêu dùng không nên sử dụng trái cây khô nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc vì phát hiện hàm lượng chì quá cao trong sản phẩm.

Ngay sau khi Mỹ và Malaysia cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng xí muội và mứt nhâp chủ yếu từ Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan do có chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép, chung tôi đã co cuôc khảo sát về nhóm mặt hàng này.

Muốn mua bao nhiêu cũng có

Tại Bình Tây – đầu mối sỉ phân phối về các chợ lẻ miền Trung và miền Tây – xí muội xuất xứ từ Trung Quốc có mặt trên hầu hết các sạp bán mứt trái cây chế biến. Xí muội của Trung Quốc bán tại đây chủ yếu là dạng không hạt, đóng gói 3kg/bao để tiện cho khách lấy về pha chế nước uống hoặc bán lẻ. Có loại in chữ ngoài bao bì (như Sangxingliang Guoxilie), có loại hoàn toàn không có dòng chữ nào trên bao bì.

VietGiaiTri.Com 681fa828

98% sản phẩm loại này của Trung Quốc đang bán trên thị trường đều không có nhãn mác bao bì

Bà Hạnh, chủ sạp chuyên bán mứt trái cây chế biến tại chợ này, giải thích hàng từ Trung Quốc chuyển về đã được đóng gói như vậy, ngay cả hàng đóng trong thùng cactông cũng không có chữ nào ghi trên thùng. “Nguyên liệu làm xí muội từ loại trái cây gì tôi cũng không biết, chỉ biết lấy về bán thôi”, bà Hạnh nói. Bà Hạnh cho biết thêm, cùng là xí muội nhưng hàng Việt Nam thì có giấy tờ chứng minh xuất xứ, còn hàng Trung Quốc thì không có.

Mỹ, Malaysia: cảnh báo về trái cây khô Ngày 1/10, cơ quan An toàn thực phẩm, dược phẩm của Mỹ (FDA) cảnh báo, người tiêu dùng không nên sử dụng trái cây khô nhập khẩu của 15 nhà sản xuất và phân phối chủ yếu từ Trung Quốc vì phát hiện hàm lượng chì quá cao trong sản phẩm. Tại Mỹ, những sản phẩm này được đóng gói dưới dạng xí muội và mứt. FDA nhấn mạnh, những đối tượng phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m nên hoàn toàn tránh hấp các sản phẩm có chứa chì. Sau Mỹ, Chính phủ Malaysia ngày 8/10 cũng tuyên bố cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm trái cây khô của 15 công ty trên áp đặt lệnh phạt gần 30.000 USD hoặc 10 năm tù giam hoặc cả hai hình phạt nếu vi phạm lệnh cấm. Trong khi đó, trên website của bộ Y tế, chỉ có quy định về hàm lượng chì trong nước uống

Cùng kinh doanh mứt các loại, chủ sạp Dung cho hay, xí muội của Việt Nam không được khách hàng ưa chuộng bằng mặt hàng cùng loại của Trung Quốc vì mặn và đắt hơn hàng Trung Quốc. Chẳng hạn, một ký xí muội có hạt của Việt Nam giá 58.000đ, trong khi hàng Trung Quốc không có hạt giá chỉ 52.000đ. Chủ sạp Dung cam kết: “Cần bao nhiêu hàng Trung Quốc cũng đáp ứng được hết. Hàng loại này đang được khách hàng ở các tỉnh ưa chuộng và mua rất nhiều”.

Tương tự, tại chợ Bến Thành và An Đông, mỗi sạp đều bán khoảng 40-60 loại trái cây sấy, xí muội nhập như kiwi, chà là, lý, mận… Tất cả đều được đựng trong hũ hoặc bao nilông lớn, không ghi nguồn gốc, xuất xứ. Bà Ngọc, nhân viên bán hàng ở An Đông cho biết: “Loại nào cũng có mấy vị khác nhau: ngọt đậm, hơi chua hay hơi mặn. Khách Sài Gòn thích nhất loại có vị hơi chua. Còn khách du lịch, Việt kiều mua đủ loại”. Giải thích lý do tại sao không có hàng đóng gói bao bì nhãn mác rõ ràng, cô Ngọc nói: “Mua gói có bao bì giá mắc hơn 50%, nên sạp nào cũng bán như vầy”.

Các chủ sạp thường chia hàng thành hai loại: nguyên quả nguyên hạt còn đẹp bán cho khách mua về dùng. Hàng bị vỡ, giập hay bị thấm nước thì bán giá rẻ hơn cho các tiệm giải khát mua về pha nước xí muội, cắt nhuyễn pha vào kem ly…Theo một số người bán, nhiều loại ô mai, xí muội Hà Nội hiện nay thực ra là hàng Trung Quốc.

Không biết hàng Trung Quốc chứa chất gì

Tại nhiều siêu thị, hầu hết bán ô mai xí muội có ghi nhà phân phối, xuất xứ, nhà nhập khẩu… Nhưng đáng lưu ý là nhiều loại ghi là hàng Hà Nội, nhưng sản phẩm y chang như thế (xí muội không hạt, xí muội khô…) người bán ở chợ Bình Tây nói là hàng Trung Quốc do họ phân phối. Thêm vào đó, cách ghi thành phần trên tem phụ cũng chưa đầy đủ. Chẳng hạn như loại trần bì Taixuan, chỉ ghi có quả mơ, muối, đường…

Đến các tiệm bách hoá thực phẩm ở khu vực Q.1, Q.3 có thể thấy tiệm nào cũng có ít nhất 5 – 7 loại xí muội, trái cây sấy đựng trong hũ bán theo dạng cân trăm gram cho khách mua. Người bán bảo đó là hàng Trung Quốc. Cô Minh Thư, ngụ ở Q.11, người thường xuyên mua của xí muội Trung Quốc bảo: “Từ trước giờ tui thích loại nào thì cân 200g mang về, ăn hết lại mua nữa, chưa bao giờ mua hàng có bao bì nên không rõ lắm trong nó có chứa chất gì, có độc hại hay không. Tui cũng chưa nghe thông tin sản phẩm trên có hàm lượng chì vượt mức cho phép”.

Chủ cơ sở sản xuất bánh mứt Thành Long, với kinh nghiệm trên 30 năm trong nghề cho rằng: xí muội, trái cây làm mứt của Trung Quốc đang bán ở Việt Nam có dùng chất bảo quản. “Hàng của họ mang về để cả năm không hề hấn gì. Vì vậy nếu có chứa chất độc hại cho cơ thể, cũng từ chất bảo quản này mà ra. Bởi nếu chế biến từ muối, đường… được cho phép sử dụng, thì sản phẩm không thể có chì được”, bà quả quyết.

Chì có thể bị nhiễm trong quy trình sản xuất Bà chủ cơ sở bánh mứt Thành Long đã trao đổi với TS Phạm Thị Ánh, trung tâm phân tích Sắc Ký và được biết, rất có thể chì bị nhiễm do nhà sản xuất sử dụng các thiết bị, dụng cụ bằng kim loại. Bởi các loại trái cây dùng làm xí muội, chế biến thành trái cây khô thường có vị ngọt lẫn chua. Chính vị chua – axít trong quá trình chế biến có thể làm ăn mòn dụng cụ kim loại, khiến chì nhiễm vào thực phẩm.
Nhãn sấy khô nhiễm chì: chưa rõ nguyên nhân
Ông Đặng Văn Thành, chủ lò sấy nhãn đã giải nghệ ở huyện Cái Bè (T.iền Giang) nói: “Việc nhãn sấy bị nhiễm chì, tôi nghi ngờ thủ phạm là than đá, nguồn nhiên liệu chính cung cấp nhiệt lượng cho lò sấy. Bởi lẽ, lò sấy xây bằng gạch ống, vỉ sấy đan bằng tre, trái nhãn sấy khi cho vào lò không xử lý bằng bất kỳ hoá chất nào, nên không thể bị nhiễm chì trước khi cho vào lò sấy”. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học của khoa công nghệ chế biến (đại học Cần Thơ), trái nhãn sấy bị nhiễm chì có thể là do hàm lượng chì tồn lưu quá cao trong nước tưới cây nhãn, đất canh tác hoặc nước rửa nhãn trước khi đưa vào lò sấy, việc nhiễm chì do công đoạn sấy khó thuyết phục.

Theo SGTT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *