Đây là một căn bệnh “ mãn tính” đòi hỏi những biện pháp chữa trị “trường kì” và kiên trì đấy các bạn ạ!
1. Đối tượng dễ mắc chứng rối loạn ăn uống nhất?
Hội chứng rối loạn ăn uống thường “kèm theo” những rối loạn về tâm sinh lí khác như: vui buồn thất thường, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, lạm dụng các chất gây nghiện như rượu, m.a t.úy, khủng hoảng tinh thần, rối loạn nhân cách…cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe chúng mình.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới hơn 90% những người mắc chứng bệnh này là XX trong độ t.uổi từ 12 đến 25. Tuy nhiên, số lượng XX ởđộ t.uổi trên 25 và thậm chí là nam giới mắc căn bệnh này đang ngày càng tăng một cách chóng mặt. Ước tính hiện nay có hàng trăm ngàn XY cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh quái ác này đấy nhé!
2. Triệu chứng của chứng rối loạn ăn uống?
Chứng rối loạn ăn uống được chia ra làm 3 loại chính, mỗi loại lại có triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau
Chứng biếng ăn do stress
Người mắc chứng biếng ăn thường tự nhịn ăn để cơ thể gầy đi và sụt cân quá mức, dưới 15% trọng lượng cơ thể mà các chuẩn y tế đã đưa ra phù hợp với chiều cao và độ t.uổi của bạn. Tệ hại hơn, ở một số trường hợp biếng ăn, cộng với việc hạn chế ăn uống, bạn còn dùng thuốc để kiểm soát trọng lượng của mình.
Những bạn mắc chứng biếng ăn thường có một chếđộ ăn uống và dinh dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân, sợ mùi thức ăn, khi ăn vào dễ nôn ra. Thậm chí luôn thấy mình béo dù đã gầy hốc hác, kiêng ăn các loại thịt, cá, mỗi lần ăn chỉ “nạp” một lượng rất nhỏ thức ăn, luôn “cân đo đong đếm” thành phần calo của tất cả các loại thức ăn, đồng thời thường tập thể dục một cách quá độ… Bệnh làm chậm quá trình dậy thì và khiến tinh thần xáo trộn nghiêm trọng.
Chứng cuồng ăn vô độ
Bạn bị mất kiểm soát vấn đề ăn uống của mình kết hợp với cảm giác tội lỗi và hổ thẹn nên sau cơn ăn vô độ, họ thường sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân bù trừ.
Bệnh gặp nhiều ở XX, XX bị “cuồng ăn” cao gấp 9 lần XY. T.uổi khởi phát là 18 – 20, tức giai đoạn đầu của t.uổi thanh niên. Bệnh này thường tiến triển theo từng cơn và diễn biến mãn tính, có khoảng 50% trường hợp hồi phục hoàn toàn sau 5 – 10 năm. Đây là một loại rối loạn hành vi chu kỳ, có những giai đoạn ăn nhiều quá mức không cưỡng lại được. Bệnh nhân mất kiểm soát về ăn uống, kết hợp với cảm giác tội lỗi và hổ thẹn. Trong cơn ăn vô độ, họ thường ăn ngấu nghiến những loại thức ăn ngọt hay giàu năng lượng.
Nguyên nhân là do bạn luôn quan tâm quá mức về hình dạng và thể trọng của mình, lo lắng về đ.ánh giá của những người khác về cơ thể mình. Sau cơn ăn vô độ, bạn thường sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân, như chủ động gây nôn bằng cách móc họng, lạm dụng thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu để làm giảm cân nặng, nhịn đói trong một thời gian hay tập luyện thể dục thể thao quá mức để giảm cân cấp tốc.
Do lạm dụng gây nôn hoặc sử dụng thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, bạn có thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải trong m.áu (nhất là ion kali), rối loạn thăng bằng kiềm toan, rách dạ dày hay thực quản…
Chứng cuồng ăn mất kiểm soát
Những nhân mắc bệnh này cũng có đặc điểm giống với người mắc chứng cuồng ăn tâm thần, đó là ăn một cách thường xuyên và vô độ. Tuy nhiên, không giống như chứng cuồng ăn vô độ, người mắc chứng cuồng ăn mất kiểm soát sẽ không sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân.
Bạn thường ăn một cách vô độ và rất nhanh khi ở một mình, “ngấu nghiến” hết món này đến món khác, không quan tâm đến việc no hay đói. Bạn cũng thường cảm thấy xấu hổ và tội lỗi về hành động của mình, nhưng không sử dụng các biện pháp giảm cân cực đoan. Theo nghiên cứu của Hiệp hội rối loạn ăn uống Mỹ, tỉ lệ nam và nữ mắc chứng bệnh này tương đương nhau.
3. Phương pháp điều trị
Những bạn mắc một trong 3 dạng của chứng rối loạnăn uống trên cần đến các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng càng sớm càng tốt để được điều trị. Nếu chứng rối loạn ăn uống được chẩn đoán và điều trị sớm thì cơ hội hồi phục hoàn toàn là rất cao.
Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa chứng rối loạn ăn uống bằng cách tự khuyến khích bản thân, quý trọng và có thái độ đúng đắn đối với dinh dưỡng và vẻ bề ngoài của mình.
Fast Foods – Lợi hay hại?
Những nhân ưa chuộng đồ fast foods hãy cập nhập nhanh nhé!
Tại sao thức ăn nhanh lại phổ biến?
Với ưu điểm nhanh chóng, thuận tiện và thường là không tốn kém, bạn có thể mua thức ăn nhanh ở bất cứ nơi nào bán thực phẩm, các nhà hàng, các cửa hàng tiện lợi. Chỉ cần dưới 100k là bạn có thể có được một bữa ăn hoành tráng với đồ fast foood rùi.
Thức ăn nhanh thường không tốn kém vì nó thường được làm bằng nguyên liệu rẻ hơn như thịt mỡ, hạt tinh chế, thêm đường và chất béo thay vì các loại thực phẩm bổ dưỡng như thịt nạc, hoa quả tươi và rau như khi chế biến thức ăn tươi thông thường.
Thức ăn nhanh có hại không?
Tất cả các loại thực phẩm, kể cả thức ăn nhanh có thể phù hợp với một kế hoạch ăn uống thật lành mạnh. Đồ ăn nhanh thường nhiều chất béo, calo, cholesterol và natri, nhưng nếu ăn thức ăn nhanh một lần mỗi tuần sẽ không gây ra vấn đề gì cho bạn. Chỉ khi bạn ăn quá nhiều đồ ăn nhanh trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim và béo phì đấy.
Một số thức ăn nhanh cho cơ thể khỏe mạnh?
Nhiều chuỗi thức ăn nhanh đã thử nghiệm thay đổi các thực đơn của mình để ngày càng đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng. Ví dụ, một số các cửa hàng tiện lợi không còn phục vụ thức ăn có chất béo và thay vào đó là thực đơn sản phẩm có chứa trái cây và rau xanh.
Nếu bạn luôn ăn thức ăn nhanh hơn một lần một tuần, thì hãy cố gắng chú ý sự lựa chọn của mình lành mạnh hơn nhé. Dưới đây là một số lời khuyên khi lựa chọn fast foods:
– Chọn loại thực phẩm nướng như bánh sandwich gà nướng thay vì gà rán hay gà chiên vàng.
– Chọn súp không kèm theo đế kem. Ví dụ nếu tên của súp kem bao gồm những từ như “Kem súp cà chua” thì hãy tránh gọi đặt nó.
– Trộn salad ít béo thay vì loại đầy đủ chất béo.
– Chọn salad hay súp thay vì khoai tây chiên.
– Sử dụng mù tạt hoặc sốt cà chua thay vì sốt Mayonnaise.
– Nên gọi đặt phần fast foods phần nhỏ hơn. Ví dụ thay vì một bánh lớn, hãy thử gọi một phần bánh nhỏ với một bên là salad hoặc trái cây.
– Khi gọi đặt một bánh sandwich, chọn loại thịt nạc không dính mỡ như gà tây hoặc thịt gà nướng thay vì các món chiên như bánh mì burger kẹp hoặc bít tết, bánh mì và pho mát.
– Chọn nước lọc, nước ít chất béo như sữa nguyên chất, nước trái cây thay vì uống nước sô-đa, nước tăng lực thường xuyên.
– Khi đặt hàng bánh pizza, nên đề nghị thêm rau thay vì thịt và đề nghị nhận được lớp vỏ mỏng.
– Nếu trái cây và rau có sẵn bạn hãy thử để thêm chúng vào bữa ăn với đồ ăn nhanh của bạn. Ví dụ, bạn có thể thêm rau diếp và cà chua vào bánh mì hoặc bánh mì burger kẹp.
Lưu ý:
Dù là fan của fast foods, bạn hãy cố gắng cân bằng thức ăn nhanh với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác trong cả ngày nhé. Chú ý lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn bất cứ khi nào bạn có thể. Bởi vì có rất nhiều sự lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể sẵn sàng, ngon và chi phí cũng không quá đắt đỏ ngay trên đường đi của bạn đấy.