Bệnh tuyến giáp và nguy cơ ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp về cơ bản là một tuyến sản sinh hormone giúp kiểm soát quá trình của cơ thể, hormone này có thể sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt. Giống như bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, bản thân tuyến giáp có thể bị biến đổi và hình thành khối u lành tính hoặc ung thư.

Tuyến giáp là gì? Các thường gặp và nguy cơ ung thư

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ, là một loại tuyến sản xuất hormone giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Theo PGS. TS. Luke Tan, chuyên khoa ung thư đầu – mặt – cổ, tuyến giáp, tai – mũi – họng tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, khi người bệnh dư quá nhiều hormone, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng tăng động, tất cả lượng calo và chất béo bị đốt cháy khiến bệnh nhân bắt đầu sụt cân.

Nhưng ngược lại, nếu có quá ít hormone, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ thấp và diễn ra rất chậm khiến họ bị tăng cân. Nếu bị dư thừa hormone, bác sỹ sẽ dùng thuốc ức chế sản xuất hormone. Nếu bị thiếu hụt hormone thì người bệnh sẽ điều trị thay thế hormone để mức độ hormone quay lại bình thường.

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ ung thư tuyến giáp - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Luke Tan đang tư vấn cho người bệnh tại Văn phòng Parkway Hà Nội.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các tế bào tuyến giáp trở nên bất thường khi chúng bắt đầu rối loạn phân chia, không còn sản xuất hormone. Chúng có thể đang phát triển giống như khối u hoặc tế bào ung thư. Trong trường hợp này, chúng không làm thay đổi nội tiết tố mà dẫn đến phì đại tuyến giáp dưới dạng các nhóm nhỏ gọi là nốt nhân giáp, hoặc chỉ có hiện tượng phình to ra. Tuy nhiên, phần lớn các nốt tuyến giáp đều lành tính. Vì vậy khi bệnh nhân phát hiện ra nhân giáp, thì cần thăm khám để xác định xem đó là ung thư hay lành tính.

Bác sỹ Luke Tan cho biết, bệnh tuyến giáp phổ biến ở các bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 30 đến 50, đặc biệt ở phụ nữ. Nguyên nhân do các bệnh lý tuyến giáp thường liên quan đến nội tiết tố. Tuy nhiên, theo các ca bệnh thực tế, nam giới lại là đối tượng mắc các bệnh ác tính về tuyến giáp nhiều hơn nữ giới, và hiện chưa có lý do cụ thể nào cho hiện tượng này. Hai nguyên nhân hàng đầu của bệnh tuyến giáp là tiền sử gia đình và bức xạ (tác động đến cổ họng). Không có loại thực phẩm hoặc thói quen sinh hoạt cụ thể nào ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Ngoài triệu chứng liên quan đến cân nặng, người bệnh sẽ có cảm giác tim đập liên hồi, phù nề vùng tay trên, rối loạn cảm xúc, dễ bị kích động, bực tức. Ở phụ nữ có cả dấu hiệu kinh nguyệt không đều. Những dấu hiệu này sẽ xuất hiện trước khi người bệnh bắt đầu sút cân.

Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp không liên quan đến nội tiết tố thường không xuất hiện triệu chứng, bao gồm cả trường hợp có nhân giáp. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra khi khám sức khỏe hoặc đột nhiên thấy cổ bị u, hoặc khi bắt đầu thấy các triệu chứng như giọng nói thay đổi. Khối u có thể đạt kích thước ít nhất là 3-4 cm trước khi bộc lộ các triệu chứng như trên. Vì vậy, các trường hợp u giáp thường không có triệu chứng sớm, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. 

Ung thư tuyến giáp: Chẩn đoán và điều trị

Theo bác sỹ Luke Tan, ung thư tuyến giáp phổ biến nhất có hai dạng: ung thư tuyến giáp dạng nhú và ung thư thể nang. Hai loại này chiếm 90% tổng số ca ung thư, trong đó thể nhú chiếm khoảng 60% và thể nang là 30%. Tiếp theo, khoảng 7-8% là trong một nhóm bệnh khác gọi là ung thư biểu mô tuyến giáp dạng tủy. Đây là nhóm bệnh có yếu tố di truyền trong gia đình rất mạnh mẽ. Cuối cùng, ung thư tuyến giáp không biệt hóa (Anaplastic) chiếm số ít còn lại. Còn có một nhóm bệnh mới gọi là ung thư biểu mô tế bào Hurthle.

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ ung thư tuyến giáp - Ảnh 2.

Người bệnh chờ tư vấn bởi PGS.TS.BS Luke Tan tại Văn phòng Parkway Hà Nội.

Về mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến giáp, phần lớn ung thư thông thường là dạng gọi là ung thư biệt hóa vừa. Chúng là những loại ung thư phát triển chậm, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số. Bên cạnh đó là nhóm bệnh hung hãn, hay còn có tên là ung thư tuyến giáp không biệt hoá (Anaplastic). Bệnh này cực kỳ nguy hiểm, đến mức người bệnh hiếm khi sống sót quá một hoặc hai năm. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạng này là 2% trong 5 năm từ khi chẩn đoán là ung thư tuyến giáp không biệt hoá.

Để chẩn đoán, bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu chẩn đoán, siêu âm và sinh thiết chọc hút kim. Ngoài ra, còn có những xét nghiệm nâng cao hơn như chụp CT, MRI, và ngày nay nhiều ca bệnh cũng được chẩn đoán thông qua chụp PET. Chụp PET đôi khi giúp phát hiện ra những bất thường không bộc lộ triệu chứng. Vì vậy, thay vì chỉ làm xét nghiệm máu, đây là một cách rất tốt để chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giống như một hình tam giác với phương pháp phẫu thuật, điều trị i-ốt phóng xạ và ức chế hormone.

Phẫu thuật nằm ở đỉnh tam giác. Mục đích của phẫu thuật là để cắt bỏ bỏ khối u và ung thư. Khía cạnh quan trọng nhất của phẫu thuật là cắt bỏ hoàn toàn. Nếu khối u lớn hơn 3-4 cm, phẫu thuật lỗ khóa không phải là lựa chọn tối ưu. Đối với những u nhỏ hơn khoảng 1-2 cm, phẫu thuật lỗ khóa có thể được thực hiện thông qua một lỗ ở nách, lỗ khóa quanh núm vú hoặc lỗ khóa trong miệng, nhưng cần thận trọng để không ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc bệnh nhân.

Ngoài ra, còn có các phương pháp bổ trợ, một trong số đó gọi là “Điều trị i-ốt phóng xạ”. Bác sỹ có thể đưa i-ốt đến các tế bào ung thư, bởi vì các tế bào ung thư sẽ hấp thu nó nhanh chóng. Người bệnh sẽ uống i-ốt phóng xạ do bác sỹ điều chế và nó sẽ gắn vào các tế bào ung thư rồi tiêu diệt chúng.

Phương pháp thứ ba là ức chế hormone kích thích tuyến giáp (TSH), nghĩa là không để hormone của bệnh nhân, hoặc tế bào ung thư chịu kích thích cho đến suốt đời. Hormone tuyến giáp khi đầy đủ sẽ báo hiệu cho não rằng đã có đủ hormone và không cần phải sản xuất thêm nữa. Với 2% số bệnh nhân ung thư di căn khắp các bộ phận cơ thể, bác sỹ sẽ xem xét áp dụng thêm hóa trị và liệu pháp nhắm trúng đích để điều trị cho bệnh nhân. Nhờ các nghiên cứu di truyền, giờ đây các chuyên gia có thể thực hiện các liệu pháp nhắm mục tiêu ức chế ung thư giai đoạn tiến triển. Còn có một nhóm đang cân nhắc sử dụng một đầu cắt đốt tần số vô tuyến để đốt cháy nốt nhân giáp, nhưng chuyên gia khuyên rằng phương pháp này chỉ áp dụng được cho các nốt nhân giáp lành tính.

Bác sỹ Luke Tan thường khuyên bệnh nhân sau khi hoàn thành phẫu thuật và điều trị ung thư tuyến giáp hãy tiếp tục sống bình thường, thoải mái, không phải lo lắng. Bệnh nhân sau đó vẫn nên tiếp tục dõi sức khỏe trong nhiều năm, thường là sáu tháng một lần, để đảm bảo rằng ung thư tuyến giáp không tái phát. 

PGS.TS.BS Luke Tan, chuyên gia phẫu thuật đầu – mặt – cổ, tuyến giáp và tai mũi họng đến từ Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore. VPĐD Tập đoàn Y tế Parkway Singapore tại Hà Nội & HCM là đơn vị chính thức hỗ trợ người bệnh tại Việt Nam có nhu cầu khám, chữa bệnh ở hệ thống bệnh viện tại Singapore của tập đoàn.

VP hỗ trợ bệnh nhân trong toàn bộ quá trình:

– Tư vấn chọn bác sĩ chuyên khoa

– Hỗ trợ các thủ tục khám chữa bệnh và tái khám các lần sau

– Hỗ trợ các yêu cầu đặc biệt khác nếu có 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637
FB: 
https://www.facebook.com/parkwayhanoi/

Email: info@parkway.com.vn 

PV

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *