8 điều mọi người cần biết về chỉ số đường huyết

SKĐS – Kể từ những năm 1980, chỉ số đường huyết đã được sử dụng để phân loại thực phẩm theo tác động của chúng đối với lượng glucose trong máu hoặc lượng đường trong máu.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Thực phẩm và đồ uống cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta dưới dạng carbohydrate, chất béo và protein. Carbohydrate là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể.

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia , các loại thức ăn mặc dù có hàm lượng carbohydrate bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng lượng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (Glycemic Index). Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm.

Chỉ số đường huyết đo khả năng làm tăng lượng đường trong máu của thực phẩm. Những thực phẩm ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu có chỉ số GI thấp. Điểm tối đa cho glucose hoặc đường tinh khiết (sucrose), có chỉ số 100 dùng làm thước đo tiêu chuẩn.

2. Chỉ số đường huyết thay đổi điều gì?

8 điều cần biết về chỉ số đường huyết  - Ảnh 1.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là khả năng gây tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Các thực phẩm có chỉ số GI thấp làm tăng đường máu từ từ và thấp sau khi ăn. Các thực phẩm có chỉ số GI cao làm tăng đường máu cao và nhanh sau khi ăn.

Phân loại chỉ số đường huyết của thực phẩm như sau:

  • Nhóm thực phẩm có GI cao: trên 70.
  • Nhóm thực phẩm có GI trung bình: 56-69.
  • Nhóm thực phẩm có GI thấp: 40-55.
  • Nhóm thực phẩm có GI rất thấp: dưới 40.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *