7 lưu ý khi ăn cua biển

Mùa thu, cua không những ngon, béo ngậy mà còn chứa hàm lượng vitamin phong phú và có giá trị dùng làm thuốc nhất định. Nhưng không ít người sau khi ăn cua bị đau bụng đi ngoài, hoặc buồn nôn.

VietGiaiTri.Com 80017338

Để tránh được những điều này, hãy lưu ý 7 điều dưới đây khi chế biến và ăn cua:

Hấp hoặc luộc chín kĩ

Cua ở sông hồ biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức.

Nên ăn cua tươi sống

Sau khi cua c.hết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cua c.hết hoặc sắp c.hết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp c.hết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn.

Không nên để lưu cữu

Cua chế biến xong ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại.

Cach ăn cua đung

Thịt cua chắc chắn là ngon và bổ. Nhưng không phải vì thế mà cái gì trong con cua cũng có thể ăn tuốt. Khi ăn cua, trước hết cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dầy cua. Phần này chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Dùng một cái thìa nhỏ xúc phần dạ dày cua ở giữa thân cua ra, nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn, chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên trong dạ dày đó có nhiều cát bẩn.

Ăn hết phần thân mới ăn đến mình cua. Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, không nên ăn.

Phần ruột cua là đường màu đen nằm ở phần dạ thông lên rốn cua, nói chung cũng không nên ăn. Mang cua – phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua – cũng là phần bỏ đi.

Không nên ăn quá nhiều

Thịt cua có tình hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.

Không uống trà, qua hông trong hoặc sau khi ăn cua

Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thị các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài.

Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và t.hối r.ữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Những đối tượng không nên ăn cua

“Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy.

Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.

Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong m.áu cao nên ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên.

Người có tù vị hư hoặc có thể chất quá mẫn cảm nên kiềm chế trước món hấp dẫn này.

Theo Nhật Minh

Gia đinh tre

Cần chú ý gì khi ăn khoai lang?

(Dân trí) – Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng nhưng cách chế biến và nên ăn khi nào thì không phải ai cũng trả lời được.

VietGiaiTri.Com b20a7845

1. Khoai lang bổ dưỡng thế nào?

Loại thực phẩm này có chứa rất nhiều loại enzym và men tiêu hoá giúp dạ dày co bóp và tiêu hoá thức ăn một cách dễ dàng hơn. Khoai lang cũng rất giau can-xi, tốt cho sự phát triển của xương.

Ngoài ra, hàm lượng calo trong khoai lang rất thấp nên là thực phẩm lý tưởng cho phái đẹp trong việc giảm cân.

2. Liệu ăn nhiều khoai lang có tốt?

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

Nguyên nhân là do phan ưng cua axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày va thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

3. Chế biến khoai lang theo cách nào tốt nhất?

Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.

Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

Tuyệt đối không nên ăn khoai lang sống vì dê bi tiêu chảy.

4.Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?

Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới c.hảy m.áu hoặc viêm loét dạ dày.

5. Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?

Bữa trưa là thời điểm lý tưởng nhât. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau cần tới 4-5h mới co hấp thụ hết va luc đo cung la thơi điêm ban cam thấy hao hưng vơi bữa tối.

Thu Lan

Theo People

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *