4 thói quen ăn uống giúp tăng cường trao đổi chất

Nồng độ protein phản ứng C (CRP) cao sẽ gây ra tình trạng viêm và nhiễm trùng ở cơ thể, tuy nhiên, chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này.

4 thói quen ăn uống giúp tăng cường trao đổi chất - Ảnh 1.

Hạn chê ăn đồ chiên sẽ giúp giảm thiểu tình trạng gia tăng CRP trong máu. Ảnh:

Theo Eat This, Not That! , CRP là một loại protein được sản xuất trong gan khi tình trạng viêm bùng phát. Phòng khám Cleveland lưu ý nồng độ CRP trong máu sẽ thể hiện mức độ của việc nhiễm trùng và các vấn đề tự miễn dịch khác nhau.

Để giảm thiểu tình trạng gia tăng CRP trong máu, Eat This, Not That! nhận định các thói quen ăn uống sau đây có thể có tác dụng.

Thường xuyên ăn hải sản giàu omega-3

Theo nhà nghiên cứu Burdeos, một trong những cách giúp giữ CRP luôn ở mức thấp là ăn hải sản. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá cơm và cá trích đều là lựa chọn giàu omega-3 hàng đầu. Burdeos khuyến khích mọi người nên ăn các loại cá giàu omega-3 và hải sản giàu chất béo 2 lần/tuần.

Kết hợp thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu omega-3

Đối với những trường hợp không thích ăn cá, Burdeos khuyên họ nên ăn các loại thực phẩm giàu omega-3 có nguồn gốc từ thực vật. Những loại thực phẩm này có vô số lợi ích dinh dưỡng như protein thực vật, chất xơ và vi chất dinh dưỡng.

Bà cho biết các loại trái cây giàu omega-3 có thể thay thế thịt cá là hạt chia, hạt lanh và quả óc chó. Ngoài ra, những loại thực phẩm có chứa omega-3 nhưng hàm lượng không cao là hạt gai dầu, thịt, trứng và sữa từ động vật ăn cỏ.

4 thói quen ăn uống giúp tăng cường trao đổi chất - Ảnh 2.

Hải sản, đặc biệt là thịt cá rất giàu omega-3. Ảnh: Shutterstock.

Tránh ăn đồ chiên

Các loại đồ chiên thường được nấu trong dầu hydro hóa và nhiệt độ cao, từ đó dẫn đến hàm lượng chất béo chuyển hóa của chúng cũng tăng lên đáng kể.

Theo nhà nghiên cứu Burdeos, chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng cholesterol xấu LDL và giảm cholesterol HDL, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bổ sung natri cũng là một mối lo ngại vì việc ăn quá nhiều natri có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim và đột quỵ

Các nhà nghiên cứu từ trường Y khoa Mount Sinai phát hiện việc cắt giảm thực phẩm chiên không chỉ giúp giảm viêm mà còn cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ăn nhiều trái cây và rau củ

Nhà nghiên cứu Burdeos thông tin trái cây và rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vi chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa như vitamin C, anthocyanin, beta carotene, lycopene. Tất cả chất này đều phối hợp với nhau để chống viêm nhiễm.

“Vì không có một loại trái cây hoặc rau củ nào chứa tất cả dinh dưỡng, nên điều quan trọng là bạn phải đa dạng trong chế độ ăn uống để tối đa hóa lượng hấp thụ của cơ thể”, bà Burdeos nói.

Nhà nghiên cứu Burdeos cũng gợi ý nếu bạn không giỏi trong việc đưa trái cây và rau củ vào chế độ ăn uống của bản thân, hãy cân nhắc những cách chế biến dễ tiếp cận hơn như sinh tố, salad, trái cây cắt sẵn và rau củ để ăn tráng miệng.

Trời lạnh, 6 thời điểm 'vàng' này cần bổ sung nước, dù lười đến mấy cũng không được bỏ quaTrời lạnh, 6 thời điểm “vàng” này cần bổ sung nước, dù lười đến mấy cũng không được bỏ qua

GĐXH – Thời điểm cần thiết nhất trong ngày để uống nước là: ngay sau khi ngủ dậy, lúc cảm thấy đói, cuối buổi sáng hay cuối chiều mệt mỏi, trước các bữa ăn, tập thể dục và lúc bị ốm, ho, tiêu chảy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *