10 bệnh về da và các bài thuốc dân gian trị liệu

Rôm sảy, trứng cá, ghẻ lở… là các bệnh thường gặp về da. Để trị mụn nhọt, dân gian thường dùng cây đinh lăng, trị rôm sẩy dùng rau má, mướp đắng…

Bớt tím

Là những bớt màu xanh tím, do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Các vết bớt này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả đùi, mông. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp gì.

Hạt kê

Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhỏ trên da, thường gặp ở trẻ mới sinh do sự ứ đọng của chất bã. Các hạt này sẽ tự biến mất sau vài tuần lễ. Do vậy, khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.

Chàm sữa

Thường gặp ở trẻ sau ba tháng t.uổi. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra, làm da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu có n.hiễm t.rùng đi kèm, da sẽ đỏ hơn, đóng mày màu vàng, khiến trẻ ngứa nhiều. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, đến khoảng 2 t.uổi có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.

Rôm sảy

Là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bịt kín lại làm mồ hôi không tiết ra được. Biểu hiện bệnh là những hạt nhỏ màu hồng hơi cứng. Rôm sảy thường gặp vào mùa nắng nóng ở những t.rẻ e.m hay bị ra mồ hôi nhiều. Vị trí hay gặp là vùng sau lưng.

Viêm da vùng tã lót

Là phản ứng viêm da cấp tính, với các biểu hiện: da bị đỏ, nổi mụn nước và sần đỏ. Bệnh xuất hiện ở vùng hay mang tã lót. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh bao gồm: da bị ẩm kéo dài, nước tiểu và phân làm độ pH gia tăng. Để phòng bệnh, các bà mẹ cần thay tã lót thường xuyên hoặc chuyển sang dùng tã vải cho trẻ.

Chốc

Bệnh khởi phát bằng một bóng nước trong có hình tròn dẹp, sau vài giờ bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng mày vàng giống màu mật ong, thường xuất hiện ở những vùng đầu, mặt, cổ. Chốc có thể lan sang vùng kề cận, gây viêm hạch bạch huyết ở gần đó. Sau khi tróc mày, chốc thường để lại vết thâm lâu dài.

Nhọt

VietGiaiTri.Com 6763cbe3

Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức chung quanh, chủ yếu do tụ cầu trùng gây nên. Nhọt thường trải qua các giai đoạn sưng-nóng-đỏ-đau, dần dần mềm vỡ ra, chảy mủ và thành sẹo. T.rẻ e.m sống trong môi trường nóng nực, vệ sinh da kém, sử dụng nhiều chất ngọt dễ bị nổi nhọt.

Ghẻ

Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei. Triệu chứng gồm: nổi mụn nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận s.inh d.ục, ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia đình người bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự.

Nấm Candida albicans

Bệnh hay xuất hiện ở bộ phận s.inh d.ục ngoài và vùng bẹn của trẻ, nhất là các b.é g.ái. Môi trường ẩm ướt, mồ hôi ra nhiều, nước tiểu hay bị ứ đọng là các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida albicans. Bệnh biểu hiện như một vùng da rộng lớn bị đỏ bóng, có ít bợn trắng, kèm theo ngứa.

Trứng cá

Trứng cá là bệnh ngoài da thường thấy ở t.uổi thanh thiếu niên biểu hiện bởi các nhân trứng cá, các bọc, các mụn mủ đôi khi là các sẹo. 80% thanh thiếu niên có trứng cá hoặc nặng, hoặc nhẹ. Thương tổn thường thấy ở mặt, ngực, phần trên của lưng, nếu không điều trị có thể xuất hiện sẹo. Bệnh có thể tự khỏi sau t.uổi dậy thì.

6 bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da

Mướp đắng chữa rôm sảy: Lấy 2-3 quả mướp đắng nấu nước tắm cho bé hằng ngày. Các nốt ngứa đáng ghét sẽ biến mất.

Lá đào chữa chốc đầu t.rẻ e.m: Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi.

Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hoặc dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường để uống.

Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt: Dùng sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy.

Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100g sắc uống.

Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Ngày dùng 4-6g rễ hoặc 30-50g thân cành, hoặc 80g lá đinh lăng sao vàng, sắc uống.

Theo Cẩm nang sức khỏe

Rau dại cho thuốc quý

Ít ai biết rằng, rất nhiều loại rau mọc hoang dại khắp nơi ở ven suối, bờ ao, đồng ruộng lại là những vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người để bảo vệ sức khỏe.

Rau càng cua

Thuộc họ hồ tiêu, cỏ mọng nước, sống hàng năm, mọc nhiều ở các chân tường ẩm, vùng đất ruộng ẩm ướt. Ở nước ta chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về rau càng cua, nhưng theo kết quả nghiên cứu của A.C.Bojo và cộng sự (1994), hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn rộng trên các chủng S. aureus, B. subtilis, P. Aeriginosa và E. Coli, dịch chiết trong clorofoc có tác dụng kháng nấm T. Mentagrophytes.

VietGiaiTri.Com 4bdc6fda

Ở nhiều nước trên thế giới người ta dùng toàn cây rau càng cua làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, rối loạn chức năng thận, thấp khớp. Người dân da đỏ ở Bolivia và dân Brazil dùng toàn cây cả rễ chữa các chứng xuất huyết, sốt cao, làm lành vết thương, chữa ho, hạ cholesterol huyết và trị bệnh tiểu nhiều protein. Mỗi ngày dùng tươi từ 100-200g hoặc sắc lấy dịch chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Rau dền canh

Còn gọi là rau dền tía. Ngoài rau dền canh còn có nhiều loài khác như rau dền cơm, rau dền gai. Mọc hoang hoặc được trồng nhiều để làm rau ăn, luộc, xào hoặc nấu canh.

VietGiaiTri.Com 438fd85a

Trong lá rau dền chứa hàm lượng vitamin A rất cao, ngoài ra còn có vitamin B, C, PP, nhiều protit đặc biệt là Lysin với hàm lượng cao hơn cả ngô, lúa mì và đậu tương. Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu tiện, sát trùng, giải độc. Mỗi ngày 200-500g rau dền luộc ăn và uống cả nước hoặc đem nấu canh ăn giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, các trường hợp dị ứng, mẩn ngứa hoặc do côn trùng đốt. Dùng luôn cả bông và hạt. Rau dền có tác dụng trừ phong nhiệt chữa mắt mờ, mắt có màng mộng (phối hợp thêm hạt thảo quyết minh cùng lượng, sắc uống).

Rau dừa nước

Còn gọi là rau dừa, mọc hoang nhiều ở các ruộng nước, ao đầm, mương rạch, thân mềm xốp có nhiều phao xốp màu trắng giúp cho thân cây nổi trên mặt nước.

Thành phần rau dừa nước chứa nhiều protid, gluxit, chất xơ, khoáng tố như canxi, photpho, sắt, nhiều carotene, vitamin C, flavonoit và tanin. Nhờ vậy rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng khá cao. Dùng làm rau ghém ăn mắm kho hoặc luộc, nấu canh.

Từ lâu người ta dùng rau dừa để chữa bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm cầu thận cấp, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra m.áu và đặc biệt là chứng tiểu ra dưỡng trấp (mỗi ngày dùng 30-40g khô, phối hợp thêm rễ cây đa 20g, tỳ giải 15g, sắc lấy nước uống trong 5-7 ngày). Theo y học cổ truyền, rau dừa có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, còn dùng chữa cảm sốt, đau bụng, dùng ngoài giã đắp còn trị rắn cắn, mụn nhọt, sưng lở.

Rau đắng đất

Loại này mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu hái quanh năm, nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ghém ăn với món cháo cá lóc.

Theo y học cổ truyền, rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong, nhuận gan, thông tiểu. Được dùng để chữa các bệnh về gan như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt nóng trong người (thêm Dây cứt quạ đồng lượng, sắc uống). Mỗi ngày 50-100g nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống.

Rau sam

Cũng là rau mọc hoang trong các bãi cỏ, công viên, vườn, sân, bờ ruộng. Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhày, axit hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C và PP.

VietGiaiTri.Com 3839daa8

Rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc m.áu, nhuận trường, tẩy giun, an thần nhẹ. Được dùng để trị viêm ruột cấp, lỵ, ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim (phối hợp thêm cỏ sữa), đi cầu ra m.áu (thêm cỏ mực, rau má), ho gà, ho lâu ngày, niệu đạo xuất huyết như tiểu ra m.áu, sỏi niệu. Mỗi ngày 15-30g lá khô hoặc 50-100g lá tươi sắc lấy nước uống. Có thể ăn như rau sống, xào chín hoặc làm rau ghém chấm mắm kho ăn cho mát. Dùng ngoài giã đắp chữa mụn nhọt, đinh râu.

DS Lê Kim Phụng, Đại học Y dược TP.HCM

Song Linh (trích nguồn: Website Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP.HCM)

PNO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *