Xem nhẹ “bệnh văn phòng”, nặng hậu quả

Diễn tiến của bệnh văn phòng thường âm ỉ, kéo dài, nếu không được phát hiện và điều trị ngay, thì quá trình điều trị về sau sẽ tốn kém và ít hiệu quả, nhiều trường hợp thành mãn tính.

Gần đây, tại một số bệnh viện, nổi lên hiện tượng nhiều bệnh nhân tới khám với các biểu hiện bệnh “đặc trưng” của “dân văn phòng”. Cả ngày làm việc với máy tính, trong phòng điều hòa, ít vận động,… khiến nhiều người nghĩ, những triệu chứng rời rạc nhức mắt, mỏi cổ, đau lưng, chảy nước mũi… là hệ quả tất yếu của nghề nghiệp, nên thường bỏ qua và không đi khám bệnh. Trong khi những bệnh từ văn phòng không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và gây hậu quả trước mắt là giảm năng suất làm việc.

Bệnh mắt, tiêu hóa, cơ xương vì máy tính

Theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Mắt Trung ương, có tới hơn 20% người làm việc ở khối văn phòng bị mắc hội chứng thị lực do dùng máy tính. Ngoài triệu chứng dễ nhận biết là mỏi, rát, khô mắt, thị lực giảm, người bị mắc hội chứng thị lực máy tính còn có thể bị đau đầu, rất khó tập trung, mệt mỏi và đau vai gáy. Người dùng máy tính từ 2 giờ trở lên mỗi ngày đã được coi là có nguy cơ mắc hội chứng này. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân được khảo sát thường xuyên dùng máy tính đến 8-10 giờ mỗi ngày.

VietGiaiTri.Com 9cd6e758

Bệnh lý mắt do dùng máy tính có thể phải xử lý bằng phẫu thuật. Ảnh: T.L.

Bên cạnh những người làm công việc đặc thù phải tiếp xúc liên tục với máy tính, có rất nhiều nhân viên văn phòng chỉ phải dùng 3-5 giờ, nhưng họ thường lên mạng để đọc báo, tìm thông tin, chơi điện tử, giải trí…, khiến tổng thời gian tiếp xúc với máy tính kéo dài đến mức không kiểm soát được. Nguyên nhân chính gây ra hội chứng thị lực máy tính được các bác sỹ xác định là do mắt bị giảm đáng kể số lần chớp khi ngồi lâu trước máy tính, dẫn đến mắt bị khô và nhức mỏi, kéo theo các ảnh hưởng khác.

Tạo hóa đã thiết kế đôi mắt của con người chủ yếu để nhìn xa, nhưng trong các văn phòng, đôi mắt buộc phải nhìn gần quá nhiều và không được nghỉ ngơi, dẫn đến những hậu quả bệnh lý cho mắt. Có những bệnh nhân biết mình mắc hội chứng thị lực máy tính, nhưng không thể điều chỉnh được thời gian tiếp xúc với máy tính, vì thói quen “ở cơ quan lên mạng, về nhà online” khá khó sửa.

Một mối liên quan mật thiết giữa máy tính và bệnh tiêu hóa dường như là điều ít người nghĩ tới, nhưng thực tế tại Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai lại đang ghi nhận tình trạng này. Gần đây, số bệnh nhân vào khoa do bệnh tiêu hóa có chiều hướng gia tăng rõ rệt, đặc biệt bệnh lý về đại tràng, trong đó, “dân văn phòng” chiếm số lượng không hề nhỏ. Ít vận động sẽ khiến nhu cầu chuyển hóa giảm, hệ tiêu hóa giảm kích thức, tuần hoàn m.áu chậm lại, dẫn đến hiện tượng táo bón, trĩ.

Người bị bệnh đại tràng rất “kị” ngồi lâu, vì sẽ làm tăng áp lực lên khu vực bị tổn thương, nhưng với dân văn phòng, ngồi lại là tư thế thường xuyên trong ngày. Nhất là ngồi với máy tính, nhiều người quên đi thời gian và quên cả lời nhắc nhở của bác sỹ rằng, thỉnh thoảng đứng lên đi lại.

VietGiaiTri.Com 89229f84

Tư thế ngồi không phù hợp gây ra chứng đau lưng

Cũng theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, có tới 80% bệnh nhân đau lưng là nhân viên văn phòng. Bệnh nhân thường xem nhẹ khi thấy các biểu hiện mỏi thoảng qua ở vùng thắt lưng, cột sống, vùng cổ vai và không đi khám. Nhưng sau đó, bệnh nhân đau nhiều hơn, cảm thấy buốt nhói mỗi khi thay đổi tư thế làm việc, thậm chí cơn đau kéo dài dai dẳng như “t.ra t.ấn”.

Tư thế ngồi không phù hợp khiến cột sống không được giữ thẳng, các đốt sống chùng xuống làm cho các dây chằng nối các đốt sống và đĩa đệm căng ra, dần dần chèn ép vào dây thần kinh và gây cảm giác đau. Ở không ít văn phòng, khoảng cách ghế ngồi với bàn, máy tính chưa được tính toán đúng, gây nên tư thế ngồi sai kéo dài cho người sử dụng.

Ngoài ra, việc ngồi nhiều còn được ghi nhận làm giảm lưu thông của các tĩnh mạch chân sâu, dẫn đến chứng huyết khối, sử dụng chuột bàn phím nhiều gây hội chứng ống cổ tay…, nhưng chưa được ghi nhận rõ ràng ở nước ta.

Nhiễm khuẩn vì máy điều hòa

Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế dựa trên 305 nhân viên bưu điện và nhân viên ngân hàng, có tới 27% bị đau mỏi cánh tay, cổ tay và bàn tay; 30% bị khó thở, tức ngực; 74% thường xuyên đau và khô họng; 73% có cảm giác nhức đầu, chóng mặt; 75,7% nhân viên ngân hàng thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, riêng nhân viên trực tổng đài bưu điện là 85%…

Đặc biệt, cũng theo Bộ Y tế, có tới 39% số nhân viên văn phòng được khảo sát bị khô da, 19% bị mẩn ngứa da do phòng làm việc thiếu oxy, nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch với bên ngoài. Một bình hoa tươi khiến chúng ta có cảm giác văn phòng tươi mát, gần gũi với thiên nhiên hơn, nhưng hoa tươi không thể thay thế được việc thiếu cây xanh, ánh nắng trong văn phòng, vì chúng hút khí oxy và thải carbonic.

Tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, nhiều bệnh nhân là “bạn vong niên” với bệnh viêm mũi dị ứng do phải chung sống hằng ngày với máy điều hòa không khí. Đặc biệt vào mùa hè, do số lượng máy điều hòa dùng nhiều hơn, bệnh hô hấp liên quan đến chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời cũng gia tăng theo. Văn phòng tưởng như là nơi rất sạch sẽ, nhưng lượng bụi và mùi hóa chất mà ít người cảm nhận được, đi kèm với không khí lạnh là tác nhân gây kích thích viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản. Nếu máy điều hòa không được sục rửa thường xuyên có thể phát sinh nhiều vi khuẩn có hại.

Đăc biệt, trong bối cảnh dịch cúm A/H1N1 đang lưu hành, môi trường kín, kém lưu thông không khí, bề mặt thảm nhiều… trong các văn phòng là điều kiện thuận lợi cho virus lưu trú. Nếu ai đó lại bị “bệnh văn phòng” như viêm mũi, viêm xoang… thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ là đáng báo động.

Xem nhẹ bệnh, nặng hậu quả

Dường như hiện nay, đa số mọi người có tâm lý lo lắng, quan tâm tới các bệnh tật do ăn uống, do ô nhiễm môi trường, do rượu bia, t.huốc l.á…, còn nguyên nhân gây bệnh từ văn phòng – môi trường sạch sẽ và tưởng như vô hại ít được chú ý đến. Áp lực của công việc kéo dài khiến mọi người quên đi những phiền toái hằng ngày do cơ thể đau nhức, trục trặc hoặc đổ lỗi cho sức ép tinh thần. Nhưng đôi khi, trạng thái mệt mỏi lại là do chính những thói quen chưa đúng khi làm việc tạo nên, kéo theo tiến độ công việc giảm và làm áp lực càng tăng lên.

Diễn tiến của những bệnh văn phòng thường âm ỉ, kéo dài thầm lặng trong nhiều năm, nếu không được phát hiện và điều chỉnh ngay, thì quá trình điều trị về sau sẽ tốn kém và ít hiệu quả, nhiều trường hợp trở thành bệnh lý mãn tính. Liệu trình điều trị bệnh về mắt, cơ xương, tiêu hóa… rất tốn kém và lâu dài, chưa kể ngày nay, các nhiễm khuẩn, nhiễm virus nguy hiểm từ văn phòng còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Nhiều người quan niệm đơn giản “sinh nghề tử nghiệp”, ai chẳng có một bệnh nghề nghiệp nào đó. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng trong mọi trường hợp. Trên thực tế, dù công việc có áp lực tới đâu, không ai ngăn được chúng ta tự điều chỉnh và thư giãn cơ thể trong khi làm việc.

Nếu mắt làm việc với máy tính đến 1 giờ thì cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút, điều chỉnh tư thế ngồi làm việc cho đúng, lâu lâu đứng lên vươn vai duỗi chân, tìm mọi cơ hội để đứng lên, đi lại, leo cầu thang, chơi thể thao sau giờ làm việc, tăng cường lưu thông không khí trong phòng, dùng điều hòa không khí từ 27 độ C trở lên…

Đó là những việc làm rất đơn giản, không tốn t.iền nhưng phải có ý thức rèn luyện thường xuyên thành thói quen thì sẽ là liều thuốc “đặc trị” rất hữu hiệu cho các bệnh văn phòng.

Theo Thùy Dung

CAND

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *