GĐXH – Tính cay nóng của gừng tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến bạn bị táo bón, cảm giác nóng rát hậu môn khi đại tiện. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản…
Từ vụ nhập viện hơn 2 tháng vì điều trị cúm sai cách, chuyên gia hướng dẫn khi mắc cúm cần làm ngay việc này để phòng biến chứng
GĐXH – Bệnh cúm dù là căn bệnh phổ biến, nhưng nhiều người vẫn thường xuyên xử lý sai dẫn đến bệnh diễn biến nặng, kéo dài thời gian điều trị.
Chia sẻ với VietNamNet, bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, ông đã gặp nhiều bệnh nhân đau bao tử, đau bụng do nhiệt vì làm ấm cơ thể bằng nước gừng sả.
Điển hình là bệnh nhân Nguyễn Thái Thanh Trúc (29 tuổi, TP.HCM) tìm tới bác sĩ khám vì triệu chứng đau nóng ở xương ức, có lúc đau cứng bụng.
Ảnh minh họa
Theo chia sẻ của bệnh nhân, thời gian gần đây do nhiệt độ thay đổi, cơ thể chịu lạnh kém nên sau khi thức dậy, chị thường xuyên uống nước nấu từ gừng, sả, mật ong. Tuy nhiên, sau hai tuần uống loại nước này, tình trạng cơ thể không thay đổi, thậm chí phần bụng còn xuất hiện cảm giác cứng, khó chịu, vùng thượng vị nóng rát.
Bác sĩ Vũ cho biết gừng, sả, quế… là gia vị không thể thiếu hàng ngày nhưng nó cũng là vị thuốc. Bài thuốc gừng, sả, mật ong của Đông y được sử dụng trong khi điều trị cảm cúm, ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết. Các bài thuốc này có tinh dầu giúp ra mồ hôi nên cũng dùng trong điều trị cảm mạo.
Tuy nhiên, người dùng chỉ uống trong một giai đoạn, không sử dụng cho tất cả bệnh cảnh ngay cả khi bạn đang bị các bệnh liên quan đường hô hấp.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, gừng có tính ấm nên có nhiều tác dụng chữa các chứng bệnh do hàn. Không nên uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp. Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.
Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, chẳng hạn đau bụng do cảm hàn tuyệt đối không dùng sâm. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ. Thầy thuốc sẽ xác định liều lượng và nhu cầu có cần thiết không mới dùng.
Ngoài ra, người có thai, nôn ra máu, đại tiện ra máu cũng tránh lạm dụng. Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ.
Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng sẽ có tác dụng giải lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần tránh lạm dụng uống nước gừng. Người bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai… nếu uống nước gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng lượng mà bác sĩ hướng dẫn.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, những người trước khi vào cuộc phẫu thuật, phải gây mê thì càng phải tránh dùng trà gừng vì trà gừng có thể gây phản ứng với các loại thuốc gây mê và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hoặc khi bạn đang dùng một số loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch… uống nước gừng có thể gây hại.
Kỳ diệu, bác sĩ “biến” ngón chân thành ngón tay cho người bị dập nát tay do tai nạn máy xay thịt
GĐXH – Ca phẫu thuật chuyển ngón, ghép hai ngón chân làm hai ngón tay kéo dài 6 giờ. Kíp mổ đã đưa ra hướng kết xương từ ngón chân lên bàn tay, khâu nối mạch máu, dây thần kinh, gân cơ… giúp phục hồi sự sống của ngón tái tạo.