Nếu tình trạng tiểu dầm xảy ra quá thường xuyên và kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ và bố mẹ.
Tiểu dầm là bệnh tiểu tiện không tự chủ, hay gặp ở trẻ em 5-6 tuổi, xảy ra thường xuyên vào ban đêm hoặc khi ngủ trưa. Ảnh:
Tiểu dầm là bệnh tiểu tiện không tự chủ, hay gặp ở trẻ em 5-6 tuổi, xảy ra thường xuyên vào ban đêm hoặc khi ngủ trưa. Không ít phụ huynh lo lắng liệu con mình có bị làm sao không hay ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Theo bác sĩ Trần Thị Chiến, khoa Thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, tiểu dầm của trẻ đến từ các nguyên nhân như:
- Di truyền: Nếu bố mẹ trẻ tiểu dầm từ nhỏ thì trẻ rơi vào tình trạng tương tự >70%.
- Dung tích bàng quang nhỏ: Ở lứa tuổi nhỏ, bàng quang của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do vậy khả năng giữ nước tiểu kém.
- Tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm: Do cơ thể trẻ không sản xuất đủ hormone vasoppessin. Đây là hormone được não sản xuất vào ban đêm để giảm chức năng bài tiết ở thận, tăng tái hấp thu nước vào máu. Nếu cơ thể trẻ có đủ lượng hormone này, bé sẽ ngủ đến sáng mà không cần thức dậy đi tiểu.
- Trẻ không thể thức giấc để đi tiểu: Trẻ ngủ quá say, không nhận biết được tín hiệu của não nên không kiểm soát được bàng quang.
- Táo bón cũng làm cho trẻ rất dễ bị tiểu dầm.
- Do bệnh lý: Khoảng 3% trẻ tiểu dầm ban ngày hoặc ban đêm có thể do một số các bệnh lý: Nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường, rối loạn thần kinh…
Tiểu dầm có gây hại cho sức khỏe của trẻ không?
Theo các chuyên gia, nếu trẻ bị tiểu dầm đơn thuần sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của em bé.
Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu dầm xảy ra quá thường xuyên và kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ và cha mẹ. Bản thân đứa trẻ cảm thấy tự ti, xấu hổ, ngại tham gia các hoạt động cộng đồng. Chúng thấy mặc cảm vì mình đã lớn mà phải đeo bỉm giống như các em bé vậy. Bố mẹ cũng rất mệt mỏi, bực bội và dẫn đến sẽ la mắng con mình, làm không khí gia đình căng thẳng, nặng nề.
Nếu trẻ bị tiểu dầm đơn thuần sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của em bé. Ảnh: Babyandme.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hương, khoa Thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay trẻ nên được đi khám về bệnh tiểu dầm khi:
- Tiểu dầm kéo dài trên 5 tuổi.
- Tiểu dầm thường xuyên cả ban ngày và ban đêm.
- Tiểu dầm không liên tục từ bé, lúc bị lúc không.
- Trẻ tiểu dầm kèm theo sụt cân hoặc khát nước.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ…
Khi đi khám, trẻ sẽ được khám lâm sàng toàn trạng để phát hiện những vấn đề bất thường. Tùy theo khám và hỏi bệnh, bác sĩ sẽ cho trẻ làm các xét nghiệm cần thiết như nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm.
Trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tiểu dầm là sinh lý, nên chưa cần phải điều trị. Khi trẻ trên 5 tuổi, đây sẽ không còn là vấn đề sinh lý, lúc này bé cần điều trị.
Điều trị tiểu đầm
Dùng đồng hồ báo thức
Bố mẹ trẻ dùng đồng hồ báo thức có điểm tiếp nhận độ ẩm dán vào quần lót của trẻ. Khi nước tiểu chảy ra 1-2 giọt, chuông báo thức sẽ kêu lên, bố mẹ sẽ gọi trẻ tỉnh dậy thực sự để đi tiểu. Lưu ý rằng trẻ phải thực sự tỉnh táo, não bộ mới nhận được tín hiệu, phản xạ đi tiểu mới hiệu quả.
Thời gian trẻ được dùng đồng hồ khoảng 3 tháng. Bố mẹ không nên quá lo lắng rằng con mình sẽ khó ngủ sau khi tỉnh dậy đi tiểu, vì trẻ nhỏ rất dễ ngủ lại. Nhưng bên cạnh đó, một số trẻ ra nhiều mồ hôi làm ướt quần thì đồng hồ sẽ báo tín hiệu nhầm. Phương pháp này đòi hỏi bố mẹ trẻ cần phải kiên trì.
Dùng thuốc
Trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn uống Milninin 0,1 mg vào buổi tối trước khi đi ngủ, dùng thuốc khoảng 3 tháng. Một số trẻ dừng thuốc vẫn có khả năng tiểu dầm trở lại.
Khi dùng thuốc, trẻ có thể gặp những tác dụng phụ xảy ra: Đau đầu, chóng mặt, đau bụng, co cứng chân tay, thậm chí co giật… Khi dùng thuốc, bé vẫn phải hạn chế nước, không uống sữa, không ăn hoa quả chứa nhiều nước vào buổi tối.
Theo các bác sĩ, điều trị hỗ trợ cũng rất quan trọng. Bố mẹ nên hạn chế nước sau bữa ăn tối của trẻ. Nếu trẻ quá khát nước, hãy cho bé uống một ngụm nước nhỏ, không cho trẻ uống sữa, không ăn thức ăn mặn hay ăn hoa quả chứa nhiều nước.
Bố mẹ không để trẻ bị táo bón, nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ, rau xanh. Trước khi đi ngủ hãy cho trẻ đi tiểu thật sạch. Không sử dụng bỉm cho trẻ khi ngủ đêm tại nhà.
Nếu trẻ tiểu dầm, bố mẹ không nên la mắng trẻ, anh chị em trong nhà không nên chọc ghẹo trẻ. Hãy hướng dẫn trẻ để trẻ tự mình vệ sinh ga giường, chăn chiếu, quần áo vào sáng mai khi trẻ thức dậy.
Cuối cùng, bạn có thể dùng sổ nhật ký đi tiểu và ghi lại. Những đêm trẻ không tiểu dầm, bố mẹ hãy khen trẻ và dán phiếu thưởng vào sổ. Trẻ sẽ nhìn vào đó để thấy rằng mình có tiến bộ.
Trời lạnh, 6 thời điểm “vàng” này cần bổ sung nước, dù lười đến mấy cũng không được bỏ qua
GĐXH – Thời điểm cần thiết nhất trong ngày để uống nước là: ngay sau khi ngủ dậy, lúc cảm thấy đói, cuối buổi sáng hay cuối chiều mệt mỏi, trước các bữa ăn, tập thể dục và lúc bị ốm, ho, tiêu chảy.