GĐXH – Cà rốt rất bổ dưỡng có lợi cho sức khoẻ nhưng thực phẩm này cũng được khuyến cáo không nên ăn trong 5 trường hợp sau, đặc biệt khi gặp 3 vấn đề này không nên mua về ăn.
Sai lầm khi uống nước chanh ấm buổi sáng khiến bạn mất sạch dinh dưỡng và gây hại sức khỏe
GĐXH – Nhiều người có thói quen uống nước chanh ấm vào buổi sáng, nhưng không ít người mắc sai lầm khiến bỏ lỡ nhiều dinh dưỡng và bất lợi cho sức khỏe.
Cà rốt đúng là một loại rau củ rất quý, có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten (là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A). Trong 100g cà rốt có 88g nước, 8g đường, 1.5g protid, 1,2g xenluloza, 43mg canxi, 39mg photpho, 0,8mg sắt, 0,06mg vitamin B1, 0,06mg vitamin B2, 0,4mg vitamin PP, 0,8mg vitamin C và từ 1 đến 9mg–caroten…
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đối với những bệnh nhân đau gan, cà rốt là một vị thuốc tốt của gan mật. Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn.
Nên chọn cà rốt vừa lành lặn và cầm thấy nặng tay. Ảnh minh họa
Ngoài ra, các thầy thuốc thường khuyên những người đua ô tô và lái xe vận tải nên ăn cà rốt trước khi lái, nhất là những chuyến đi đêm. Các nhà nghiên cứu phải làm việc khuya dưới ánh nắng điện cũng rất cần ăn cà rốt, vì vitamin A có tác dụng trên võng mạc mắt và giúp tăng thị lực.
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không được khuyến cáo nên ăn thường xuyên, bởi chất beta-caroten sẽ không được chuyển hóa hết, chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết.
Do vậy chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không ăn cà rốt trong những trường hợp sau:
Không ăn khi bị táo bón
Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu.Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Không ăn sống, không hầm quá kỹ
Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.
Bên cạnh đó, nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc.
Ảnh minh họa
Không ăn thường xuyên
Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi…
Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng.
Không gọt hết vỏ, nạo nhỏ khi ăn
Nhiều người có thói quen gọt sạch vỏ cà rốt hay nạo nhỏ khi nấu ăn. Tuy nhiên, đa số chất dinh dưỡng có trong cà rốt nằm nhiều ở phần vỏ bên ngoài, bởi vậy chỉ nên cạo mỏng lớp vỏ bên ngoài chứ không nên gọt hết vỏ để giữ tối đa các vitamin và muối khoáng có trong cà rốt.
Ngoài ra, không nên nạo nhỏ trước khi nấu, vì nếu cắt nhỏ cà rốt sẽ khiến 50% các protein và carbohydrate hòa tan biến mất.
Không để lại lá sau khi mua về
Rất nhiều bà nội trợ khi chọn mua thường lấy những củ còn cả lá, sau đó đem về nhà bảo quản một thời gian sau mới đem ra sử dụng. Điều này sẽ khiến cho các vitamin, muối khoáng và nước rút dần khỏi củ chuyển lên lá, khiến cho mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng, làm cho cà rốt bị mềm thời gian sử dụng bị rút ngắn.
3 loại cà rốt không nên mua về ăn
– Cà rốt bị nứt
Cà rốt bị nứt thường có hương vị không ngon, cũng rất khó để bảo quản. Ngay cả khi bạn cho cà rốt vào tủ lạnh thì những củ nứt cũng không thể để được lâu.
Những củ cà rốt với lớp vỏ xây xát, nứt thịt về cơ bản không còn tươi. Do đó, khi mua cà rốt nên chọn củ lành lặn, không nên lấy những củ nứt ngay cả khi chúng rẻ.
– Củ cà rốt cầm thấy nhẹ tay
Một trong những mẹo mua cà rốt là cầm chúng lên để cảm nhận độ nặng và chắc của chúng. Nếu thấy cà rốt nhẹ thì không nên mua bởi những củ này thường được để trong một thời gian dài mà không được hút ẩm. Hơn nữa củ cà rốt để lâu, cầm nhẹ tay thường không ngon, kể cả bạn dùng phương pháp nào đó bù nước cho chúng.
– Những củ cà rốt lớn
Nhiều người có thể nghĩ rằng cà rốt càng to thì càng ngon. Thực tế, ý nghĩ này sai, bởi vì trong điều kiện bình thường, cà rốt không phát triển đặc biệt to như vậy. Những củ càng lớn thì càng già, kém ngon.
Tốt nhất nên chọn những củ có kích thước vừa phải. Cà rốt như vậy đã trưởng thành và nó đặc biệt mềm ngon, có nhiều nước.
Đi vệ sinh ngay sau ăn, cần cảnh giác vì rất có thể bạn đang mắc 1 trong 5 bệnh đáng ngại này
GĐXH – Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài có thể cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.