GĐXH – Váng đậu được nhiều người gọi là “vua dinh dưỡng”, không chỉ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và bệnh tim mạch ở người già, váng đậu còn phòng chống lão hóa, tái tạo làn da và kích thích sự phát triển não bộ ở những người trưởng thành và người trẻ tuổi.
5 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo cần khám gan càng sớm càng tốt
GĐXH – Những thay đổi trên khuôn mặt và làn da như bọng mắt, thay đổi màu sắc và ngứa có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ.
Váng đậu (hay còn gọi là phù trúc) là nguyên liệu không thể thiếu trong những nồi lẩu. Thực chất, váng đậu được làm từ nguyên liệu chính là đậu nành nên giàu dưỡng chất và lành mạnh. Thành phần của váng đậu chính là protein chiếm khoảng 45%, tiếp theo là lipid và carbohydrate, mỗi loại chiếm khoảng 22%, còn lại chỉ khoảng 8% là nước. Protein có trong váng đậu không chứa cholesterol, tốt cho sức khỏe,
Ảnh minh họa
Ngày nay, váng đậu ngày càng được sử dụng nhiều để chế biến món ăn bởi vị thanh đạm, lạ miệng lại giàu dưỡng chất. Với thành phần chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, năng lượng, cacbohydrate, vitamin,… váng đậu là thực phẩm giúp hỗ trợ, bổ sung và tăng cường sức khỏe cho con người.
Váng đậu là thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Không chỉ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và bệnh tim mạch ở người già, váng đậu còn phòng chống lão hóa, tái tạo làn da và kích thích sự phát triển của não bộ ở những người trưởng thành và người trẻ tuổi.
4 công dụng tuyệt vời của váng đậu, bạn nên ăn thường xuyên hơn
Ngừa bệnh mãn tính
Protein có trong váng đậu không chứa cholesterol, rất tốt cho sức khỏe (đặc biệt là người già, người có các bệnh mãn tính về máu, huyết áp). Váng đậu còn chứa axit béo không no, hàm lượng axit linoleic cao giúp gia tăng tốc độ đào thải cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, váng đậu còn có tác dụng làm sạch mạch máu, giúp hạ cholesterol, làm mềm mạch máu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, kích thích não bộ hoạt động, ngăn ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả,…
Ảnh minh họa
Tốt cho phụ nữ thời kì mãn kinh
Hàm lượng soflavone (một chất có cấu trúc tương tự như Hoocmon estrogen) có trong váng đậu có tác dụng chống lại quá trình loãng xương và nuôi dưỡng xương luôn chắc khỏe. Đặc biệt là đối với những phụ nữ đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì đây là một món ăn dinh dưỡng không thể thiếu.
Ngoài ra, hoạt chất ostrogen có trong váng đậu cũng giúp phụ nữ vượt qua những triệu chứng của thời kì mãn kinh như giảm ham muốn, giảm đi sự khó chịu, cáu gắt,…
Giúp giảm cân
Các hợp chất có trong váng đậu (Protein, isoflavones,…) sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm lượng mỡ thừa ở bụng, hỗ trợ giảm cân, chống béo phì và ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tim mạch…
Làm đẹp da
Váng đậu cũng được xem như là một trong những loại thực phẩm chức năng giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình tăng sinh vòng 1 vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng khác có trong tàu hũ ky cũng có khả năng tái tạo, phục hồi những vùng da bị tổn thương, giúp tăng cường độ ẩm và dưỡng cho da luôn trắng mịn, tự nhiên.
Ai không nên ăn váng đậu?
Ảnh minh họa
Mặc dù váng đậu rất có lợi cho sức khỏe mọi người (đặc biệt là phụ nữ), tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên sử dụng váng đậu như: Người có bệnh lý về thận, người mắc bệnh gout, rối loạn đường huyết hoặc đang dùng thuốc có thành phần tetracycline.
Cách chế biến váng đậu để ăn lẩu
– Váng đậu được đem đi ngâm nước cho mềm và nở. Sau đó đem rửa sạch lại với nước rồi cắt thàn từng miếng vừa ăn.
– Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào đun sôi cho tới khi nóng thì thả từng miếng váng đậu vào và chiên cho vàng đều hai mặt.
– Khi váng đậu thơm và có màu vàng bạn vớt từng miếng váng đậu ra chiếc rổ đã lót giấy thấm dầu. Sau đó xếp váng đậu ra đĩa và thưởng thức cùng với món lẩu.
Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp!
GĐXH – Táo đỏ có mặt phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, táo đỏ còn thường được sử dụng trong các món ngọt truyền thống và các món hầm bổ dưỡng như gà hầm, chè dưỡng nhan, cháo, súp,…