GĐXH – Ăn gì để tốt cho thai nhi là vấn đề luôn được các mẹ bầu quan tâm, nhất là người mang thai lần đầu.
Bất ngờ thứ thường dùng ăn lẩu được ví như ‘vua dinh dưỡng’, ăn thường xuyên giúp làm sạch máu và ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
GĐXH – Váng đậu được nhiều người gọi là “vua dinh dưỡng”, không chỉ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và bệnh tim mạch ở người già, váng đậu còn phòng chống lão hóa, tái tạo làn da và kích thích sự phát triển não bộ ở những người trưởng thành và người trẻ tuổi.
Khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ đều cao hơn so với mức bình thường để phát triển một số cơ quan của cơ thể nhằm thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh.
6 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung thường xuyên
Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa nhiều canxi
Việc bổ sung canxi sẽ giúp thai nhi phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh và giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng loãng xương. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều canxi mà mẹ bầu nên bổ sung là các loại cá, trứng, sữa, thịt nạc, chuối, các loại hạt, rau lá xanh.
Bổ sung đầy đủ sắt
Mẹ bầu cũng cần lưu ý đến việc bổ sung sắt trong thai kỳ để tránh tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể làm tăng nguy cơ khó sinh. Đồng thời để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ sắt ở thai nhi và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt sau sinh.
Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như cá hồi, thịt gà, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, cải bó xôi,…
Bổ sung axit folic
Đây là chất dinh dưỡng cần thiết để giúp phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh và đồng thời còn hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc ADN. Những thực phẩm có chứa nhiều axit folic mà mẹ bầu nên bổ sung là các loại rau màu xanh đậm, quả bơ, măng tây, hạt hướng dương, các loại quả họ cam quýt, bông cải xanh, lòng đỏ trứng,…
Thực phẩm giàu DHA
DHA là một loại axit béo không thể thiếu cho sự phát triển não bộ. Do đó, mẹ bầu cũng cần bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều DHA để giúp em bé sinh ra được thông minh, nhanh nhẹn. Những thực phẩm giàu DHA mẹ bầu có thể tham khảo như các loại cá biển, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, các loại hạt, ngũ cốc, sữa tươi, bí ngô,…
Thực phẩm giàu vitamin A
Tác dụng của vitamin A là giúp tăng cường phát triển những tế bào máu, da, mắt và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua loại thực phẩm này trong chế độ ăn.
Thịt bò, bí đỏ, cà rốt, cà chua, ớt chuông, cải bó xôi, dưa hấu,… là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A mà mẹ bầu nên bổ sung.
Thực phẩm có chứa nhiều protein
Một trong những loại thực phẩm mà mẹ bầu cũng không nên bỏ qua trong những ngày gần sinh là thực phẩm chứa nhiều protein. Đây là nhóm thực phẩm cần thiết để giúp mẹ bầu luôn dồi dào năng lượng và giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ hơn.
Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà mẹ bầu có thể tham khảo như cá hồi, thịt, đậu, chuối, bí đỏ, tôm, sữa,…
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn vào cuối thai kỳ
Bà bầu nên hạn chế thực phẩm cay nóng. Ảnh minh họa
Món ăn mặn, có nhiều dầu mỡ: Khi sử dụng các món ăn mặn trong thai kỳ sẽ khiến bà bầu có nguy cơ huyết áp tăng cao.
Đồ chua và lên men: Các thực phẩm chua tiêu biểu như cam chanh, rau củ muối rất dễ khiến bà bầu gây đau bụng, tăng cảm giác nóng rát cho mẹ bầu và dễ khiến bà bầu buồn nôn sau khi ăn xong.
Đồ chiên rán: Thực phẩm nhiều đường mang rất nhiều năng lượng. Nếu tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và chất béo gần ngày sinh sẽ khiến mẹ mất ngủ trầm trọng. Vậy nên, mẹ bầu cố gắng kiêng các món đồ ngọt, đồ ăn chiên rán sắn và thực phẩm nhiều chất béo.
Đồ cay nóng: Có nhiều mẹ bầu gần đến giai đoạn sinh nở rất thích ăn các món ăn cay nóng. Tuy nhiên, ăn đồ ăn cay nóng dễ khiến mẹ bị tiêu chảy, khó thở và co thắt bụng liên tục.
Không dùng đồ uống kích thích: Chất kích thích như cafein, cocain,… rất có hại cho mẹ bầu và thai nhi. Khi sử dụng các chất này, thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao. Ngoài ra, lượng cafein quá cao còn ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp của mẹ.
Bà bầu ăn bao nhiêu là đủ?
Với suy nghĩ “mang thai là ăn cho hai người”, các mẹ bầu thường cố gắng ăn gấp đôi lượng thực phẩm hoặc gấp đôi nhu cầu năng lượng so với bình thường, ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe. Điều này dẫn đến tình trạng “tăng cân không phanh” ở các mẹ bầu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề ở tim mạch, đột quỵ, vô sinh thứ phát, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn..
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
Chơi xe điện 3 bánh, bé 6 tuổi ngã vỡ khí quản, nguy kịch tính mạng
GĐXH – Các bậc phụ huynh nên lựa chọn các trò chơi phù hợp và cần quan tâm, sát sao đến con hơn trong quá trình vui chơi, để tránh xảy ra những tai nạn sinh hoạt đáng tiếc.
Mùa đông nên ăn táo đỏ theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, nhất là với người mắc bệnh tim mạch và bệnh xương khớp!
GĐXH – Táo đỏ có mặt phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, táo đỏ còn thường được sử dụng trong các món ngọt truyền thống và các món hầm bổ dưỡng như gà hầm, chè dưỡng nhan, cháo, súp,…
Sau 40 tuổi, mắt có dấu hiệu này chứng tỏ đang lão hóa, luyện ngay 5 bài tập đơn giản này mắt luôn sáng khỏe
GĐXH – Dấu hiệu mắt bị lão hóa bao gồm: không đọc rõ được chữ khi nhìn gần, chỉ đọc được khi nhìn, thường xuyên mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt…